enlightenedHướng Dẫn Chi Tiết "QUY TRÌNH ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP” Cho Loại cọc BTCT 200X200, 250X250, 300X300….Để cho chủ đầu tư có thể biết phương pháp, trình tự trong thi công ép cọc bê tông nhà dân và dự án bằng giàn máy Neo, Tải, Robot và bán Tải như thế nào ?

 

QUY TRÌNH ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP

 

 

Chúng tôi đưa ra 5 phần chính:

1/ Giai đoạn khoan khảo sát địa chất

2/ Giai đoạn chuẩn bị cọc và máy móc

3/ Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công

4/ Giai đoạn thi công ép cọc bê tông cốt thép

5/ Giai đoạn nghiệm thu hoàn tất nghiệm thu

==================================================

yes1/ Giai đoạn khoan khảo sát địa chất

Trước khi tiến hành giai đoạn thi công đúc và ép cọc bê tông thì bên chủ đầu tư cần phải khảo sát địa chất công trình để dự kiến khối lượng cọc và nên dự toán cho công trình sao cho phù hợp.

Chủ đầu tư thuê bên khoan khảo sát địa chất khoan 1 đến 2 mũi để biết địa chất từng lớp đất và từ đó đưa ra phương án, thiết kế cọc bê tông sao cho hợp lý dự án công trình.

 

Ảnh: Khoan khảo sát địa chất công trình 

Khoan khảo sát địa chất một phần xác định được địa chất đất và phần xác định được khối lượng cọc tạm tính. Từ khoan khảo sát địa chất mà bên thiết kế dựa vào bản khoan họ có thể thiết kế cọc bê tông đủ tải trọng cho tòa nhà.

yes2/ Giai đoạn chuẩn bị cọc và máy móc

Từ bản thiết kế khảo sát địa chất bên thiết kế đưa ra phương án cọc bê tông và từ bản thiết kế chủ đầu tư thuê bên sản xuất cọc bê tông và ép cọc bê tông để đưa ra phương án thi công bằng giàn máy Neo hay Tải hay Robot. Rồi từ đó bên ép cọc lên kế hoạch chuẩn bị cọc và máy móc.

Ảnh: Máy ép cọc Robot trong tư thế chuẩn bị thi công

Máy móc luôn luôn ở tư thế chuẩn bị. Trong thời gian chuẩn bị bên ép cọc cần phải đảm bảo máy móc trong tình trạng hoạt động tốt, không bị hỏng hóc trước khi tiến hành thi công.

Ảnh:Phương án thi công ép cọc bằng giàn máy Neo

Ảnh: Thi công ép cọc bê tông bằng giàn máy Robot

Còn về phương án cọc, nếu trong trường hợp bên chủ đầu tư dùng cọc đại trà thì xưởng lúc nào cũng có cọc. Ngoài ra, nếu bên chủ đầu tư dùng cọc đặt thì bên cọc cần phải lên kế hoạch sản xuất cọc sao cho đủ ngày đủ giờ để cọc luôn luôn ổn đỉnh mác bê tông.

yes3/ Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công

Trước khi đi vào thi công, để chuẩn bị mặt bằng thi công thật đẹp thì bên chủ đầu tư cần thuê bên phá và múc móng thi công cho công trình bằng các biện pháp, đảm bảo mặt bằng không có móng hoặc các gạch đá to tránh khi thi công ép cọc bị vướng.

Mặt bằng thi công phải bằng phẳng, không bị gồ ghề. Ngoài ra mặt bằng không bị lún và bẩn. Trong trường hợp bị lún thì bên Chủ đầu tư cần đổ 40 đến 50 phân cát để đảm bảo cho máy móc khi làm không bị sụt lún tránh trường hợp xấu do thi công gây lên.

yes4/ Giai đoạn thi công ép cọc bê tông cốt thép

a/ Tập kết cọc: 

Vận chuyển cọc tới chân công trình, sắp xếp cọc sao cho hợp lý để trong khi thi công không bị di chuyển cẩu lấy cọc.

Ảnh: Cọc BTCT tại xưởng sản xuất

 

 

Ảnh

Cọc vận chuyển tới công trình không bị sứt mẻ hay vỡ do vận chuyển. Cọc sắp xếp thẳng hàng thằng lối.

Cọc đủ kích thước yêu cầu của chủ đầu tư đưa ra, đủ mác bê tông như trong thiết kế.

b/ Thi công ép cọc:

Bên chủ đầu tư định vị các đài cọc và tim cọc để bên thiết kế từ đó dựa định vị và tiến hành thi công ép cọc.

Đưa dầm giàn máy móc vào vị trí cần ép làm sao kê ngay ngắn theo phương thẳng đứng cho cọc vào bệ phóng cần ép và chuẩn bị tiến hành ép.